Bản đồ tâm hồn con người của Jung

[REVIEW] Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung – Cuốn sách Tâm Lý Học 2022 không thể bỏ qua

“Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung” chính là bức tranh thể hiện rõ ràng nhất về tâm lý học phân tích mà tác giả nổi tiếng Murray Stein muốn gửi đến người đọc.

Tâm lý – luôn là vấn đề mà từ trước đến nay vẫn còn là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Để hiểu rõ được nó, không ít những nhà nghiên cứu đã dành hết phần đời của mình để tìm hiểu và sau đó là đưa ra những quan điểm cũng như những cách giải thích riêng của họ về nó.

Trong số đó không thể không kể đến C.G. Jung, người đã đặt nền móng cho một trường phái tâm lý học mới có tên là tâm lý học phân tích.

Trong tác phẩm “Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung” – Murray Stein, tác giả đã phân tích cũng như làm rõ những khái niệm cơ bản cũng như là quan điểm của Jung về chiều tâm lý của con người.

Murray Stein đã tổng hợp từ nhiều phần tài liệu nghiên cứu của Jung, sau đó phân tích những phần cốt lõi nhất về quan điểm của Jung.

Thông Tin Chi Tiết Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung

Công ty phát hành NXB Tri Thức
  Ngày xuất bản 2021-10-01 17:47:37
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 446
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tri Thức

 

Bản đồ tâm hồn con người của Jung
Bản đồ tâm hồn con người của Jung

Nội dung chính của cuốn Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung

Chương 1

Điểm sơ qua về tác phẩm “Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung”, tác giả đã làm rõ các vấn đề về  bản ngã – ý thức (ego-consciousness), các phức cảm (complex), libido, vô thức tập thể, mặt nạ (persona) và bóng âm (shadow), phần tâm thần vô thức anima/us (anima: phần tâm thần vô thức nữ, animus: phần tâm thần vô thức nam), tự ngã (self) và nguyên lý đồng thời tương ứng (synchronicity).

Bản ngã (ego) là trung tâm của ý thức. Ý thức là cái nhận biết được.

Bản ngã ý thức là phần được tạo ra – hay là kết quả của quá trình tương tác giữa môi trường cá nhân và môi trường bên ngoài. Đối lập với ý thức là vô thức – cái không nhận biết được, mà tồn tại trong nó là các phức cảm.

Phức cảm (complex), “một cảm giác có nội dung tự trị mang sắc thái cảm xúc của vô thức cá nhân, thường hình thành qua tổn thương hay sang chấn tâm thần” (tr.440, Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung). Và để cho bản ngã-ý thức cũng như các phức cảm được hoạt động cần có một nguồn năng lượng mà theo Jung là libido – năng lượng tâm thần.

Chương 2 và 3

Hai phần chương theo sau, tác giả phân tích hai cặp khái niệm, hai cặp khái niệm tuy khác nhau nhưng về mặt ý nghĩa điều là chỉ về mặt liên kết.

Cặp khái niệm chính là anima và animus – cặp khái niệm có phần nghiêng về giới – chỉ về sự liên hệ giữa bản ngã và chủ thể.

  • Anima là “những hình ảnh cổ mẫu mang bản chất nữ tính vĩnh viễn trong vô thức của người đàn ông tạo ra một sự liên kết giữa bản ngã – ý thức và vô thức tập thể và có khả năng mở cánh cửa vào tự ngã (self)”.
  • Animus là “những hình ảnh cổ mẫu mang bản chất nam tính vĩnh viễn trong vô thức của người phụ nữ tạo ra một sự liên kết giữa bản ngã – ý thức và vô thức tập thể và có khả năng mở cánh cửa vào tự ngã (self)”. (tr.439, Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung)

Theo như Jung, việc một người đàn ông hay phụ nữ lựa chọn người khác giới để bầu bạn chính là sự phản ánh của anima/us của chính người đó.

Một người đàn ông càng mạnh mẽ thì anima càng dịu dàng, điều này khiến cho anh ta dễ dàng bị thu hút bởi những người phụ nữ dịu dàng.

Ngược lại phía người phụ nữ cũng vậy, họ càng yếu đuối thì animus của họ càng mạnh mẽ và do đó, đối tượng khác giới thu hút họ là những người đàn ông mạnh mẽ.

Trọng tâm về lí thuyết của Jung về tâm lý học chính là tự ngã (self).

  • Tự ngã (self) là “trung tâm, nguồn của tất cả những hình ảnh cổ mẫu và của những khuynh hướng tâm thần bẩm sinh hướng tới cấu trúc, sự trật tự và sự hòa nhập” đây là quá trình phát triển tâm thần đưa tới sự nhận biết có ý thức về tổng thể” (tr.440, Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung).

Theo Jung, cá nhân hóa là quá trình diễn ra trong cả một đời người, nó phản ánh gần như toàn bộ tâm lý của cá nhân họ.

Chương cuối

Cuối cùng, tác giả có phân tích về nguyên lí đồng thời tương ứng. “Đây là sự trùng hợp có ý nghĩa của hai sự cố, một là nội tâm và tâm thần và một là bên ngoài và tự nhiên.” (tr.442, Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung).

Cảm nhận sau khi đọc Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung

Mình không phải là một nhà Tâm lý học và càng không phải là một sinh viên khoa Tâm lý học. Thế nhưng, mình lại có niềm say mê với các dòng sách tâm lý học, nhất là những tác phẩm đến từ nước ngoài.

Với mình, đây là một quyển sách hay, đối với những người có niềm đam mê với tâm lý học thì không nên bỏ qua, đặc biệt là với những người mới tìm hiểu về tâm lý học.

Tác giả sẽ giải thích với mọi người bằng những ví dụ rất cụ thể. Từ đó, các vấn đề về mặt tâm lý sẽ ngày càng được lộ rõ hơn. Mà những điều mà bạn không thể nào ngờ đến.

Bản đồ tâm hồn con người của Jung dành cho ai đam mê tìm hiểu tâm lý
Bản đồ tâm hồn con người của Jung dành cho ai đam mê tìm hiểu tâm lý

Về mặt khoa học, tác giả dùng rất nhiều thuật ngữ chuyên môn của tâm lý học. Mặt khác, do đây là một cuốn sách được dịch lại nên giữ lại nguyên thuật ngữ nước ngoài nên phần dịch sẽ hơi bị thô.

Mình nghĩ rằng, mọi người nên tham khảo trang tổng hợp các thuật ngữ ở trang cuối để nắm rõ hơn về ý nghĩa của các thuật ngữ mà tác giả sử dụng.

Ngoài ra, bạn sẽ còn tiếp cận nhiều phương diện về mặt tâm lý của chúng ta. Chúng ta sẽ được giải thích nhiều điều mà đôi lúc không hiểu tại sao bản thân mình lại có thể làm điều đó.

Bạn sẽ còn hiểu rằng tại sao về mặt tâm lý bạn lại có thể có tình cảm với người khác. Và tại sao tình cảm đó lại khác với tình cảm dành cho ba mẹ ?

Sẽ rất thú vị đúng không nào?

Tuy nhiên, như mình đã chia sẻ, vì cuốn sách này được dịch lại nên sử dụng nguyên bản của các thuật ngữ nước ngoài. Bạn sẽ cần một chút thời gian nghiền ngẫm mới có thể nắm rõ được hết các thuật ngữ đó.

Những điều tâm đắc sau khi đọc Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung

Cuốn sách ” Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung” dày dặn đến hơn 400 trang sách. Thế nên, mình nghĩ bạn cũng đủ biết rằng tác giả viết rất cụ thể và chi tiết để đưa thông tin đến người dọc.

Mình đọc xong cuốn sách này và rất tâm đắc về cách viết dể hiểu và lôi cuốn của tác giả.

Với mình thì đây là một cuốn sách có xu hướng học thuật, vì bạn sẽ có thể học được rất nhiều điều từ cuốn sách này. Đồng thời, cũng hỗ trợ bạn giải thích và phân tích rõ ràng về các xu hướng tâm lý hằng ngày của bạn.

Sau cuốn sách, mình có một cái nhìn rõ ràng và khác biệt hơn trước khi đọc.

Mình nhận ra rằng, những sự việc sự kiện diễn ra hằng ngày đối với mình đều có nhiều xu hướng phát triển, không phải chỉ dựa vào việc xui hay rủi, mà còn dựa vào cả tâm lý của mình.

Mình cũng học được cách để đi sâu hơn vào thế giới nội tâm của mình.

Hơn hết, mình thấy được rằng những sự lựa chọn hằng ngày của chúng ta không hoàn toàn sẽ là do ngẫu nhiên lựa chọn. Mà sẽ có thể được sinh ra từ chính chúng ta.

Chẳng hạn, như việc bạn dậy vào lúc 10h mỗi ngày. Bạn cho rằng khi bạn ngủ trễ, thức khuya thì sẽ hiển nhiên dậy trễ. Mà có thể là do não bộ bạn mong muốn được dậy trễ nên bạn sẽ thức dậy vào giờ đó.

Vì không phải ai ngủ muộn sẽ đều dậy vào lúc 10h đúng không nào ?

Bạn sẽ khám phá được thế giới tâm hồn của bản thân mình qua cuốn sách này
Bạn sẽ khám phá được thế giới tâm hồn của bản thân mình qua cuốn sách này
Hy vọng rằng, bài review cuốn sách Bản Đồ Tâm Hồn Con Người Của Jung đã giúp mọi người có thêm các thông tin bổ ích nhé!

Có thể bạn sẽ thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *